TIN TỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Các vấn đề liên quan đến điều kiện sức khỏe để đi nhật 2020

Để có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu thì yếu tố sức khỏe là vô cùng quan trọng. Vì không có sức khỏe thì lao động khó lòng đáp ứng được công việc của chủ doanh nghiệp Nhật Bản. Vậy lao động đã nắm được những điều kiện sức khỏe để đi Nhật 2020 hay chưa?

Sức khỏe là  yếu tố đầu tiên và quan trọng giúp người lao động biết được mình có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu hay không. Vậy như thế nào được coi là đủ điều kiện sức khỏe để đi Nhật 2020. Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

 

Điều kiện sức khỏe để đi Nhật 2020

Để đi Nhật được thuận lợi, lao động cần nắm rõ các điều kiện về sức khỏe.

 

1. Điều kiện sức khỏe được quy định như thế nào khi tham gia xuất khẩu lao động?

Việc khám và chứng nhận người lao động có đủ điều kiện về sức khỏe để đi Nhật được quy định tại thông tư của Bộ y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội. Ở nước ta hiện nay có 76 bệnh viện được phép khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi tham gia xuất khẩu. 

Do đặc thù của môi trường sống và môi trường sinh hoạt khác nhau tại mỗi địa phương, cho nên rất nhiều bạn trẻ nghĩ mình khỏe mạnh, có sức khỏe tốt khi đi khám lại mắc 1 trong những bệnh dẫn đến không đủ điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản. Vì vậy người lao động phải đến các bệnh viện đủ tiêu chuẩn để khám sức khỏe. Tại bệnh viện người lao động sẽ được khám tổng thể, làm các xét nghiệm theo quy định để kết luận bạn có đủ điều kiện hay không. Nếu NLĐ khám ở những bệnh viện chưa được cấp giấy phép thì kết quả đó sẽ không được công nhận.

>>>>> Cực HOT: Tìm hiểu điều kiện đi Nhật năm 2020 dành cho lao động Việt

2. Bí quyết giúp bạn được công nhận đủ điều kiện sức khỏe để đi Nhật 

 

Bí quyết đủ điều kiện khám sức khỏe đi Nhật

Giữ cho mình bí quyết khám sức khỏe để đủ điều kiện đi Nhật

 

Trước khi đi khám sức khỏe tốt nhất là bạn không nên ăn no, không nên uống sữa, nước ngọt hay các loại đồ uống có ga, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,  cà phê,... Bởi chúng sẽ là những yếu tố tác động đến sự sai lệch của kết quả.  Đối với những người lao động ở các tỉnh thành xa với Hà Nội thường phải di chuyển bằng xe khách,  khi đó người lao động thường dùng thuốc say xe, nhưng thuốc cũng sẽ gây ra những chỉ số không được chính xác.  Do vậy bạn cố gắng không nên dùng thuốc say xe.

Trong giai đoạn cơ thể đang bị suy nhược, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, hoặc một vấn đề nào đó về sức khỏe thì cũng không nên đi khám trong thời gian này. Kết quả mang lại cũng không được chính xác.

Thời điểm tốt nhất mà người lao động nên đi khám đó là vào buổi sáng để kết quả được chính xác nhất, buổi sáng vừa giúp bạn có nhiều thời gian hơn để hoàn thiện nốt các thủ tục vào buổi chiều, vừa là lúc bắt đầu một ngày làm việc mới nên công suất làm việc cao hơn.  Bạn sẽ khám được với thời gian nhanh chóng hơn, hạn chế được sự xô đẩy trong khi khám.

Tại bệnh viện có rất nhiều có mồi, đối tượng trung gian lôi kéo người lao động. Nếu người lao động không tỉnh táo sẽ phải mất một khoản tiền bỏ ra cho cò mồi để được khám nhanh hơn và tốt hơn. Các bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn của công ty xuất khẩu lao động uy tín và các y bác sĩ chứ không nên tin theo những đối tượng này. 

>>>>>> Tổng hợp các bệnh không đủ điều kiện đi Nhật năm 2020, lao động cần biết là gì?: Click xem ngay

3. Điều kiện cụ thể quy định đủ tiêu chuẩn sức khỏe để đi Nhật 2020 là như thế nào?

+ Nội dung khám sức khỏe 

Người lao động sẽ được khám tổng thể sức khỏe của mình, bao gồm các nội dung như sau: khám thị lực, khám thính lực,  khám nội khoa,  khám ngoại khoa,  xét nghiệm máu,  xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, chụp X quang phổi và một số mục khác theo yêu cầu của từng Công ty XKLĐ.

+ Mục đích khám

Xét nghiệm máu để tìm nhóm máu, công thức máu. Theo quy định người lao động mắc các bệnh như viêm gan A, viêm gan B,  viêm gan C, HIV, bệnh giang mai,...thì không đủ điều kiện được sang nhật làm việc. Do vậy thông qua xét nghiệm máu cũng sẽ loại những lao động không đạt về sức khỏe.  Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ các trường hợp người lao động sử dụng chất gây nghiện,  bệnh tiểu đường và phụ nữ có thai.

- Đo chiều cao, cân nặng: Theo quy định của phía doanh nghiệp Nhật Bản  thì chiều cao phải đạt từ 1,60m trở lên đối với nam và 1,50m trở lên đối với nữ,  cân nặng phải đạt từ 50kg đối với nam và 40kg đối với nữ.  Đây là mức cân nặng và chiều cao phù hợp với thể hình, thể trạng của người Việt Nam. Hầu hết người lao động đều đáp ứng được, nhất là trong năm 2020 nhu cầu về nguồn lao động tại Nhật lớn hơn bao giờ hết, nên  những tiêu chuẩn này cũng được nới lỏng.  Nếu bạn nữ chỉ cao 1m48 thì cũng có rất nhiều cơ hội trong một số ngành nghề nhất định nào đó.

- Khám về thị lực: Thang điểm tối đa khi đo thị lực mắt là 10 điểm,  nếu bạn đạt từ thang điểm 8 trở lên thì được đánh giá là thị lực tốt.  Nếu kết quả đo bạn thấy không phù hợp với tình trạng hiện tại thì có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa, mà nguyên nhân có thể do ăn uống, mệt mỏi, đi lại hoa mắt,...  Nếu kết quả vẫn như ban đầu thì các bạn có thể xin thuốc về để điều trị cho thị lực tốt hơn. Một số bệnh về mắt không được đi Nhật như bệnh mù màu, bệnh loạn thị.

 

Thị lực là tiêu chuẩn khám sức khỏe đi Nhật

NLĐ cần vượt qua các tiêu chuẩn khám sức khỏe mới đủ điều kiện đi Nhật Bản

 

- Khám tổng quát để phát hiện hình xăm trên cơ thể, rất nhiều bạn thắc mắc xăm hình có đi được nước ngoài không? Câu trả lời là không các bạn nhé, vì thế nếu như bạn đang có hình xăm trên cơ thể thì bạn phải xóa hình xăm trước khi buổi phỏng vấn diễn ra.

- Ngoài ra khám tổng quát để nhận định người lao động không bị dị tật dị hình, không cụt chi, chưa từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật xương,... Điện tâm đồ, x quang để đánh giá chức năng tim phổi.  Sau khi khám nếu người lao động mắc 1 trong 13 bệnh thì không được tham gia xuất khẩu lao động.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến điều kiện sức khỏe để đi Nhật 2020. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho NLĐ khi tìm hiểu về chương trình xuất khẩu Nhật Bản.

Đăng ký ứng tuyển
Hotline: 0989 501 009