Đơn hàng đi Nhật ngành khách sạn luôn thu hút được nhiều đối tượng lao động bởi có nhiều vị trí công việc phù hợp với cả lao động có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt là các bạn trẻ đang theo học ngành dịch vụ này, bởi không chỉ mang đến mức lương cao, nó còn mang đến nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho người lao động.
Đơn hàng đi Nhật ngành khách sạn là lựa chọn tốt cho những bạn trẻ hiện đang theo học ngành này. Đây là nhóm ngành dịch vụ khá đặc thù và có nhiều đơn hàng chất lượng phù hợp với cả những lao động chưa có kinh nghiệm và đã có kinh nghiệm làm việc. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về ngành khách sạn qua bài viết dưới đây nhé!
Đơn hàng khách sạn Nhật Bản nhận được nhiều sự quan tâm của NLĐ
Công việc trong khách sạn được chia làm hai dạng chính là:
- Công việc hành chính
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Những công việc của dịch vụ hỗ trợ khách hàng như bộ phận lễ tân, buồng phòng, bảo vệ, nhân viên vệ sinh. Công việc hành chính bao gồm các bộ phận như kế toán, nhân sự...Các đơn hàng đi Nhật 2020 ngành khách sạn thường là tuyển dụng cho bộ phận lễ tân, buồng phòng hay nhân viên vệ sinh.
>>> Tham khảo TOP đơn hàng đi Nhật mới nhất năm 2020: xem ngay
1. Công việc của người lễ tân khách sạn
Người đầu tiên khi bạn cần gặp khi vào bất cứ khách sạn chính là nhân viên lễ tân. Công việc của người nhân viên lễ tân là chào hỏi khách, xác nhận đặt phòng hoặc hỗ trợ tra cứu các thông tin cần thiết. Thông thường nếu bạn đã đặt chỗ từ trước chỉ cần đưa tin nhắn hay email xác nhận là có thể nhận phòng.
Tùy theo yêu cầu đơn hàng bạn cần có kinh nghiệm và bằng cấp, nhưng cũng có những đơn hàng chỉ có yêu cầu cơ bản về trình độ. Mức lương dành cho vị trí này cũng khá cao, dao động khoảng hơn 30 triệu (tùy vào quy mô khách sạn và yêu cầu trình độ).
Đơn hàng lễ tân khách sạn thường yêu cầu lao động có kinh nghiệm
2. Công việc của nhân viên bảo vệ, hành lý
Khi tìm hiểu về xuất khẩu lao động ngành khách sạn bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa các khách sạn lớn và các khách sạn nhỏ. Đó là với các khách sạn nhỏ, nhân viên bảo vệ sẽ kiêm nhiệm luôn việc vận chuyển hành lý cho khách. Còn với những khách sạn lớn và cao cấp hơn, dễ thấy sẽ có hai nhân viên độc lập phụ trách hai mảng này. Thông thường những nhân viên khách sạn sẽ có mặc đồng phục riêng rất dễ nhận ra. Thông thường những nhân viên này sẽ giúp khách đem hành lý lên phòng và giải thích về các quy định của khách sạn nếu cần.
Những khách sạn lớn thường tách biệt nhân viên bảo vệ và vận chuyển hành lý
3. Công việc của nhân viên buồng phòng
Đối với một khách sạn thì chất lượng phục vụ buồng phòng chính là một trong những yếu tố sống còn để quyết định việc khách hàng có quay lại đó lần thứ 2 không? Sẽ thật là tệ hại nếu bạn phải ở trong một phòng khách sạn kém vệ sinh và chưa được dọn dẹp kỹ.
Công việc của người nhân viên buồng phòng là thay ga giường, khăn tắm và vệ sinh chung cho toàn bộ phòng của khách. Với các đơn hàng xuất khẩu lao động sang Nhật làm nhân viên buồng phòng không yêu cầu quá cao về bằng cấp và đây cũng là đơn hàng có nhiều việc làm thêm.
4. Công việc của nhân viên phục vụ phòng
Khác với nhân viên buồng phòng, người phục vụ phòng sẽ phục vụ trực tiếp theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như mang đồ ăn sáng lên phòng hay nhận các đơn đặt món của khách. Thông thường dịch vụ này thường có ở những khách sạn lớn có nhà bếp riêng biệt.
>>> Kinh nghiệm lựa chọn đơn hàng đi Nhật dành cho nữ lương CAO, phí THẤP, xuất cảnh NHANH
5. Công việc của nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn cũng khá giống với các nhà hàng ăn bên ngoài. Thông thường các khách sạn đều miễn phí bữa sáng cho khách hàng và tùy theo quy mô khách sạn. Với những khách sạn lớn, có phục vụ bữa sáng và tối thì thường sẽ có nhân viên phục vụ.
Đây đều là những vị trí không yêu cầu NLĐ có kinh nghiệm
6. Công việc của nhân viên bếp ăn
Với một khách sạn lớn, bếp ăn sẽ có nhiều vị trí như bếp trưởng, bếp phó , nhân viên vệ sinh khu bếp. Những nhân viên này sẽ phụ trách nấu ăn cho khách hàng, lên thực đơn tùy theo yêu cầu công việc. Đầu bếp hay nhân viên vệ sinh cũng là một trong những vị trí được chọn lựa khá nhiều trong đơn hàng đi Nhật ngành khách sạn. Công việc tại bếp tuy không phải quá nhàn nhã nhưng cũng không quá vất vả, phù hợp sức khỏe và thu nhập cũng khá tốt. Ngoài ra bạn còn học được khá nhiều những kinh nghiệm nấu nướng quý báu khi làm việc ở vị trí này.
NLĐ sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm nấu nướng ở vị trí nhân viên bếp ăn
Bên cạnh những vị trí trên, nếu bạn có kinh nghiệm và trình độ học vấn cao hơn bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:
- Giám sát buồng phòng: quản lý các nhân viên hiện đang làm việc, tuyển và đào tạo nhân viên mới nếu cần. Đặc biệt nếu bạn đã làm lâu năm ở vị trí nhân viên buồng phòng và có khả năng thì bạn hoàn toàn có thể được cất nhắc lên vị trí này
- Quản lý lễ tân, bảo vệ và nhân viên hành lý: ở vị trí này bạn sẽ là người giám sát công việc chung của nhân viên lễ tân, bảo vệ hay nhân viên hành lý. Sắp xếp ca làm việc, tuyển dụng và đánh giá nhân viên.
Cho dù làm việc tại vị trí nào của một khách sạn bạn cũng sẽ tìm thấy niềm vui và sự yêu thích trong công việc. Vì vậy, hãy luôn cố gắng hết sức để có được những thành công to lớn hơn nhé. Chúc bạn may mắn.