TIN TỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Đi XKLĐ Nhật Bản 2019 cần lưu ý những gì trong BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Sau khi trúng tuyển đơn hàng đi Nhật và hoàn tất mọi thủ tục, giấy tờ - người lao động sẽ xuất cảnh sang Nhật Bản sinh sống và làm việc theo dự kiến. Việc được đặt chân đến đất nước mặt trời mọc và có mặt tại Nghiệp đoàn

Sau khi trúng tuyển đơn hàng đi Nhật và hoàn tất mọi thủ tục, giấy tờ - người lao động sẽ xuất cảnh sang Nhật Bản sinh sống và làm việc theo dự kiến. Việc được đặt chân đến đất nước mặt trời mọc và có mặt tại Nghiệp đoàn, đồng nghĩa với việc bạn đã đạt được một phần thành công khi tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Để thành công nối tiếp thành công, người lao động phải không ngừng cố gắng, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, tuân thủ tốt mọi nội quy của công ty, doanh nghiệp tiếp nhận. Đặc biệt, sống và làm việc theo quy định mà chính phủ Nhật Bản đã đề ra trong Luật lao động.

Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản bao gồm những nội dung gì

Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản bao gồm những nội dung gì

Để có thể đảm bảo được quyền lợi cho người lao động trong suốt quá trình làm việc. Đồng thời xây dựng hệ thống các cơ quan, xí nghiệp, công ty hoạt động một cách có tổ chức, quy củ. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành bộ Luật lao động, với nhiều điều khoản cụ thể, quy định rõ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của từng tổ chức lẫn cá nhân đang sinh sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc.  Bộ luật này không chỉ dành riêng cho lao động trong nước mà nó còn được áp dụng cho cả lao động nước ngoài. Cụ thể như sau:

1.Đoàn kết tương trợ lẫn nhau ngay cả khi không cùng quốc tịch.

Nghiêm cấm hành vi phân biệt quốc tịch giữa người với người là điều đầu tiên mà bộ luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản đưa ra. Trong công ty của Nhật Bản, ngoài người bản xứ còn có rất nhiều lao động đến từ nhiều đất nước khác nhau như: Lào, Campuchia, Ấn Độ, Thái  Lan, Việt Nam… Cho nên, khi làm việc trong một tập thể, tuyệt đối:

-         Người đứng đầu công ty không dựa trên vấn đề quốc tịch để trả lương, thưởng cũng như các chế độ đãi ngộ. Tất cả mọi người, bất kể xuất thân từ quốc gia nào, tôn giáo ra sao cũng đều phải được đối xử một cách công bằng.

-         Giữa người với người phải thương yêu, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Có như thế mới có thể xây dựng được một tập thể đoàn kết, một doanh nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả cao…

Xem thêm: Một số vấn đề cần lưu ý khi đi XKLĐ Nhật Bản

2.Minh bạch, rõ ràng về điều kiện làm việc cho nhân viên của mình.

Minh bạch, rõ ràng về điều kiện làm việc cho nhân viên của mình

Điều 15 của Luật lao động tiêu chuẩn nói rõ, để đảm bảo được quyền lợi của bản thân trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Người lao động được phép yêu cầu phía tuyển dụng soạn thảo thành văn bản các quy định về tiền lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc và những vấn đề khác… làm cơ sở đối chiếu.

3.Lương cơ bản cho công nhân được trả như thế nào.

Ít nhất một tháng, công ty phải thanh toán tiền lương cho lao động 1 lần vào 1 ngày nào đó nhất định trong tháng. Tùy vào từng đơn hàng, thời gian làm việc mà trả mức lương cơ bản khác nhau sau khi đã trừ tất cả các khoản phụ phí như: tiền thuế, tiền phòng trọ, tiền ăn, tiền điện, nước…

4.Không được phép bóc lột sức lao động của người khác.

Như thế nào thì được xem là hành vi bóc lột sức lao động? Đó là khi phía công ty, doanh nghiệp tiếp nhận gợi ý hoặc ép người lao động phải làm những công việc mà họ không có nguyện vọng thực hiện. Làm việc quá thời gian quy định, điều kiện và môi trường làm việc không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động. Nếu trong quá trình sinh sống và làm việc tại các công ty ở Nhật bạn gặp phải trường hợp này. Thì nên đến tại các cơ quan có thẩm quyền để phản ánh để quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bản thân được bảo vệ một cách kịp thời.

5.Trong hợp đồng không được miêu tả sự đền bù.

Trong bất kỳ trường hợp nào của việc đền bù cũng tuyệt đối không được miêu tả vào hợp đồng. Nếu phát hiện trường hợp này, công ty, doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với mức xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm.

6.Quy định đối với lao động đau ốm hoặc tạm thời nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra.

Quy định đối với lao động đau ốm

Người lao động có quyền được vắng mặt tại công ty, xí nghiệp trong trường hợp bị ốm hoặc đang chữa trị tại các bệnh viện y tế do tai nạn lao động. Còn về phía công ty tiếp nhận nên hạn chế tối đa việc sa thải công nhân trong trường hợp này.

7.Thông báo ít nhất 30 ngày nếu muốn sa thải công nhân của mình.

Có rất nhiều lý do để công ty quyết định sa thải công nhân của mình, chẳng hạn như: bộ phận sản xuất, kinh doanh đó không còn cần quá nhiều lao động, công ty làm ăn thua lỗ, công nhân hoạt động không mang lại hiệu quả… Trong các trường hợp này, nhiều doanh nghiệp chọn cách sa thải công nhân.

Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động có thể chuẩn bị sẵn tâm lý và có thời gian tìm cho mình một công việc khác sau khi rời khỏi công ty của mình. Phía tiếp nhận lao động phải thông báo cho họ ít nhất 30 ngày tính đến ngày chính thức bị sa thải. Nếu không đủ 30 ngày, nhà tuyển dụng phải trả lương những ngày còn lại theo đúng quy định của Luật lao động…

8.Thời gian làm việc

Người lao động chỉ được phép làm việc theo giờ hành chính 8 tiếng/ ngày. Nếu làm thêm ngoài giờ, tiền lương sẽ phải được tính một cách sòng phẳng, minh bạch. Nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày/ tuần, đồng thời cho nhân viên nghỉ làm vào các ngày lễ, tết theo quy định.

Trên đây là một số quy định trong Bộ luật lao động tiêu chuẩn mà chính phủ Nhật Bản đã đề ra. Áp dụng cho tất cả lao động trong và ngoài nước, trong mọi ngành nghề, mọi công việc. Vậy nên, cho dù có lựa chọn đơn hàng đi Nhật nào đi chăng nữa, người lao động cũng nên tìm hiểu và nắm bắt các quy định trên. Để quyền lợi của mình được đảm bảo.

Xem thêm: Mật mí kinh nghiệm phỏng vấn đơn hàng đi Nhật 100 đỗ

Đăng ký ứng tuyển
Hotline: 0989 501 009