Du học nghề Đức không phải là con đường màu hồng, nhưng cũng không quá xa vời với như nhiều người nghĩ. Với lộ trình rõ ràng, chi phí thấp, vừa học vừa có lương, ưu điểm của du học nghề Đức đang thu hút rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình này cũng đi kèm hạn chế nhất định. Bài viết này giúp bạn nắm rõ để cân nhắc kỹ trước khi quyết định bước vào hành trình 3 năm học nghề tại Đức.

Bạn sẽ “được” gì sau 3 năm học nghề tại Đức?
Du học nghề Đức không chỉ đơn thuần là một chương trình đào tạo kiến thức, kinh nghiệm mà là hành trình mở ra cánh cửa cho tương lai. Sau thời gian 3 năm, các bạn nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời. Cụ thể như sau:
Cấp bằng nghề chuẩn châu Âu, giá trị toàn cầu
Sau 3 năm, bạn không chỉ nắm trong tay kinh nghiệm thực tế mà còn được cấp bằng nghề uy tín do tổ chức như IHK chứng nhận. Với tấm bằng này, bạn có thể dễ dàng xin việc ở Đức, chuyển sang làm việc tại Hà Lan, Thụy Sĩ, hoặc Áo mà không cần học lại từ đầu. Ngay cả khi quay về Việt Nam, bạn vẫn có lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển vào các vị trí quản lý với mức lương cao.
Làm việc lâu dài và cơ hội định cư
Sau khi tốt nghiệp chương trình học nghề, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang visa lao động để tiếp tục làm việc tại Đức đúng ngành học. Chính phủ Đức hiện rất khuyến khích người nước ngoài tay nghề cao ở lại làm việc lâu dài. Đặc biệt trong các ngành đang thiếu hụt nhân lực như điều dưỡng, cơ khí, nhà hàng khách sạn,... Sau 2 năm làm việc ổn định, bạn có thể xin thẻ định cư và sau 5 năm có thể tiến tới nhập quốc tịch nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện.
Rèn luyện tính tự lập và trưởng thành
Sống xa gia đình, bắt đầu cuộc sống mới tại một đất nước hoàn toàn xa lạ. Điều này giúp bạn trưởng thành và tự lập nhanh chóng. Bạn phải tự làm mọi việc: nấu ăn, giặt giũ, quản lý tài chính, đi làm thêm, đi học đúng giờ, xử lý các thủ tục hành chính,... Những va chạm thực tế trong cuộc sống rèn cho bạn tinh thần trách nhiệm, khả năng thích nghi và kỹ năng giải quyết vấn đề. Nhiều bạn sau 1–2 năm học nghề đã thay đổi hoàn toàn: tự tin, điềm tĩnh hơn và biết trân trọng cuộc sống hơn rất nhiều.
Cải thiện ngoại ngữ và mở rộng tư duy
Trong suốt 3 năm học và làm việc tại Đức, bạn được tiếp xúc với tiếng Đức trong lớp học, nơi làm việc và cả đời sống thường ngày. Nhờ đó, kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cải thiện rõ rệt, giúp bạn sử dụng tiếng Đức linh hoạt trong công việc và giao tiếp. Không chỉ vậy, việc sống trong môi trường đa văn hóa còn giúp bạn mở rộng góc nhìn, học được cách suy nghĩ logic, làm việc đúng giờ, tôn trọng kỷ luật. Những điều rất đặc trưng trong phong cách sống và làm việc của người Đức.
>> Tìm hiểu: thủ tục du học nghề tại Đức - Cập nhật mới nhất
Bạn phải “mất” gì để đạt được những điều trên?
Không có hành trình nào là dễ dàng và du học nghề Đức cũng vậy. Ngoài ưu điểm của du học nghề Đức như lương cao, bằng cấp quốc tế hay cơ hội định cư. Bạn cũng phải đánh đổi nhiều thứ như: thời gian học tiếng, vùng an toàn quen thuộc, thời gian tự do,... Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Cơ hội ổn định sớm tại Việt Nam
Trong khi bạn học nghề ở Đức, nhiều bạn bè cùng tuổi ở Việt Nam đã đi làm, lập gia đình hoặc công việc ổn định. Chọn đi Đức là chấp nhận chậm hơn vài năm, bắt đầu lại từ đầu trong môi trường xa lạ. Tuy nhiên đổi lại, bạn có được bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm làm việc thực tế và cơ hội phát triển dài hạn ở châu Âu.
Mất thời gian “tự do” để học và làm liên tục
Nhược điểm của du học nghề Đức là bạn không còn nhiều thời gian rảnh như trước. Lịch học thường kín cả tuần, xen kẽ giữa học lý thuyết ở trường và thực hành tại doanh nghiệp. Sau giờ học, nhiều bạn tranh thủ làm thêm để có thêm thu nhập. Nhìn chung, cuộc sống sẽ xoay quanh việc học và đi làm. Thời gian đầu hơi áp lực, nhưng các bạn sẽ quen dần với nhịp sống mới, làm được nhiều việc hơn trong một ngày và biết cách sắp xếp thời gian hiệu quả.
Thời gian học tiếng Đức thật nghiêm túc
Để đạt được những điều trên, các bạn phải trau dồi tiếng Đức một cách nghiêm túc và liên tục. Không chỉ dừng lại ở mức đủ dùng, bạn cần học đến trình độ B2 để theo kịp công việc, thậm chí cao hơn nếu muốn ở lại lâu dài. Việc học tiếng đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và cả tinh thần không bỏ cuộc. Đặc biệt khi gặp những bài ngữ pháp phức tạp hay thời gian ôn thi căng thẳng.
>> Tìm hiểu: TẤT TẦN TẬT thông tin về chương trình du học nghề Đức: Điều kiện, hồ sơ, chi phí
Ai nên đi – ai không nên đi Đức theo diện du học nghề?
Du học nghề Đức là lựa chọn hấp dẫn bởi chi phí thấp, được nhận lương khi học và cơ hội định cư sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với hành trình này. Việc xác định rõ bản thân có phù hợp hay không giúp bạn tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức.

Ai nên đi?
Những bạn xác định mục tiêu rõ ràng, sẵn sàng học nghề và muốn làm việc lâu dài tại Đức rất phù hợp với chương trình này. Nếu bạn có tinh thần kỷ luật, chịu được áp lực, không ngại lao động tay chân và đặc biệt là quyết tâm học tiếng Đức nghiêm túc,... du học nghề là con đường ổn định và dễ thành công.
Ai không nên đi?
Đối với các bạn muốn tiếp cận con đường học thuật, kiến thức chuyên sâu thì không nên lựa chọn du học nghề Đức. Ngoài ra, những bạn học tiếng chưa tốt, không chịu được áp lực công việc hoặc không muốn sống xa nhà, tự lập cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, nếu bạn chỉ đi theo phong trào hoặc chưa tìm hiểu thông tin rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.
>> Chia sẻ kinh nghiệm du học nghề Đức: Từ lúc nộp hồ sơ ra tới sân bay
Những hiểu lầm phổ biến khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội đi Đức
Du học nghề tại Đức đang mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc và định cư cho các bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, không ít bạn bỏ lỡ vì những hiểu lầm sai lệch ngay từ đầu như: chỉ cần có tiền là tham gia được, không biết tiếng Đức không đi được, học thật giỏi mới có cơ hội,... Chi tiết mời các bạn tìm hiểu dưới đây.
Nghĩ rằng phải học thật giỏi mới đi được
Nhiều bạn tưởng chỉ những người học xuất sắc, điểm cao mới có cơ hội du học nghề Đức. Thực tế, chương trình du học nghề không đặt nặng thành tích học tập như đại học. Mà ưu tiên những bạn có định hướng rõ ràng, thái độ nghiêm túc và khả năng học tiếng Đức tốt. Dù học lực trung bình, bạn vẫn có thể tham gia nếu đáp ứng điều kiện tiếng và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
Đi học nghề là “thua kém” so với học đại học
Ở Việt Nam, nghề thường bị đánh giá thấp hơn đại học. Nhưng ở Đức, học nghề được coi trọng vì đào tạo sát thực tế, ra trường có việc ngay và thu nhập ổn định. Nhiều người sau khi học nghề còn phát triển lên làm quản lý, kinh doanh hoặc tiếp tục học liên thông đại học nếu muốn. Đây là con đường vững chắc chứ không phải “lối rẽ thấp hơn”.
Nghĩ rằng phải thật nhiều tiền mới đi được
Không ít bạn trẻ bỏ lỡ cơ hội sang Đức chỉ vì nghĩ rằng đi du học nghề phải bỏ hàng trăm triệu đồng trong tay. Thực tế, chương trình du học nghề tại Đức chi phí thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc. Vì được Chính phủ hỗ trợ, bạn không phải đóng học phí mà còn được trả lương thực tập khi học nghề. Khoản đầu tư ban đầu chủ yếu là học tiếng Đức, làm hồ sơ và xin visa. Mức chi phí hoàn toàn trong tầm tay nếu có kế hoạch rõ ràng.
Nghĩ rằng không biết tiếng Đức thì không đi được
Đúng là bạn cần có tiếng Đức để xin visa thường là B1, nhưng bạn hoàn toàn có thể học tiếng tại Việt Nam từ con số 0. Có rất nhiều trung tâm và đơn vị hỗ trợ đào tạo tiếng Đức theo lộ trình rõ ràng, giáo viên kinh nghiệm và tài liệu phù hợp. Quan trọng nhất là sự quyết tâm và nghiêm túc học tập. Không biết tiếng không phải rào cản nếu bạn thực sự muốn đi.
Lời kết
Du học nghề Đức 3 năm là hành trình có cả được và mất. Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể, ưu điểm của du học nghề Đức vẫn vượt trội nếu bạn thật sự nghiêm túc và xác định mục tiêu rõ ràng. Đây không phải con đường dễ đi, nhưng là lựa chọn thực tế và bền vững cho những bạn muốn học nghề, làm việc và xây dựng tương lai tại châu Âu.